Tòa Thánh Tây Ninh

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

aaa







Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hình Ảnh Tòa Thánh Tây Ninh

Vài Hình Ành Tòa Thánh Tây Ninh





Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

PHƯƠNG LUYỆN KỶ

    Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
    Nhị thập nhị niên
    Tòa Thánh Tây-Ninh

    Văn-Phòng Hộ-Pháp-Đường , Số: 209


    PHƯƠNG LUYỆN KỶ

    ĐẶNG VÀO CON ĐƯỜNG THỨ BA ĐẠI ĐẠO

    Phải biết thân-thích cùng cả nhơn vật tức là 
    tìm nguyên do của Vạn-Linh cùng Chí-Linh.
    Phải ân-hậu và khoan-hồng.
    Phải thanh-nhàn đừng vị-kỷ.
    Phải bình-tĩnh nghĩa là đừng chịu ảnh-hưởng
    của hoa, phước, buồn, vui (tập tánh không không
    đừng nhiểm, vui cũng vui, buồn cũng buồn,
    nhưng đừng để nọc buồn vui thấm vào chơn tánh).
    Phải độ-lượng, khoan-dung, tha-thứ.
    Phải vui-vẻ, điều-hoà, tự-chủ, và quyết đoán
    Giữ linh-tâm làm căn bổn.
    Hiếu-hạnh với Chí-Tôn và Phật-Mẫu.

    PHƯƠNG PHÁP TRỊ TÂM
    VÌ TÂM LÀ HÌNH ẢNH CỦA THIÊN LƯƠNG

    Đức-tin và khôn-ngoan là kho chí bữu, 
    ngoài ra là của bỏ, là đồ vô gíá.
    Ai đã cố oán kẻ thù của mình,
    thì khó giữ thanh tâm công-chánh cho đặng.
    Ai chẳng oán hận mới thắng đặng kẻ thù nghịch cùng mình.
    Sự cừu hận là mối thảm khổ đệ nhứt của nhơn sanh,
    nên người hiền thì không biết đến y là từ bỏ cừu hận oán ghét.
    Thắng đặng khí nộ mình, thì không chọc ai giận dữ.
    Lấy thiện mà trừ ác.
    Lấy nhơn-nghĩa trừ bạo tàn.
    Lấy lòng quảng-đại đặng mở tâm-lý hẹp-hòi.
    Lấy chánh trừ tà.
    Ấy là đường thương huệ kiếm

    LUYỆN THÂN, LUYỆN TRÍ

    Ẩm thực tinh khiết .
    Tư-tưởng tinh-khiết
    Tín-ngưỡng mạnh-mẽ nơi Chí-Tôn và Phật-Mẫu.
    Thương yêu vô tận.
    Ấy là chìa khóa mở cửa Bát-Quái-Đài tại thế nầy..

    Tòa-Thánh, ngày 14 tháng Giêng năm Đinh-Hợi (1947)

    Hộ-Pháp
    ( Ký tên và đóng dấu )

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Video Thời kỳ Tiền Khai Đại Đạo



video được quay tại Tòa Thánh Tây Ninh
Thời kỳ Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ






Du bao thoi tiet - Thanh pho Ho Chi Minh


LỜI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP

Đức Hộ Pháp Giảng về vấn đề
Bác Ái Từ Bi


Báo Ân Từ, ngày rằm tháng 10 năm Bính Tuất (1946)


Từ xưa đến nay các nhà Tôn Giáo đem chữ từ bi bác ái phổ hóa nhơn sanh, cốt yếu là để bảo tồn sanh mạng của quần chúng, gầy lại sự hạnh phúc cho đời chung hưởng. Chữ từ bi bác ái chẳng lạ gì.

Bần Đạo nói ra thì chư Chức Sắc nam, nữ Chức Việc Đạo Hữu cũng đều hiểu rõ.

Cái nghĩa lý của bốn chữ từ bi bác ái cũng không phải là sâu xa mắc mỏ gì, từ lớn chí nhỏ làm được tất cả mà tiếc thay cho nhơn sanh không chịu thực hành.

Từ bi là gì? Bác ái là gì? Bần Đạo xin được giải chữ Từ bi ai ai cũng đều có sẵn trong tâm, trẻ con nên năm bảy tuổi thì nó đã biết sự thương yêu cha mẹ, thương yêu anh em là người thân tộc gần gũi của nó, khi nó đã trưởng thành có vợ con, bậu bạn thì nó lại thương yêu rộng ra hơn nữa, một khi đã thấy sự đau khổ hoạn nạn, tai ương của quần chúng thì nó cảm hóa xúc động đến tâm thương yêu lan tràn ra, không biết đâu là giới hạn, ấy là tánh từ bi đó.

Còn Bác ái là thể theo lòng Trời Phật thương yêu toàn cả chúng sanh không biết đâu là bờ bến, thấy chúng sanh làm được việc gì có đạo đức nhơn nghĩa, thì Trời Phật vui mừng thương yêu chẳng xiết, ấy là Bác ái.

Hiện nay nhơn loại thiếu sự từ bi bác ái cho nên tạo ra trường tranh đấu, quyết chiến với nhau, sát hại đồng bào tương tàn cốt nhục, Đức Chí Tôn giáng trần hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là cốt yếu đem chủ nghĩa từ bi bác ái làm tôn chỉ, để cho nhơn sanh theo đó mà làm một cơ quan bảo tồn tánh mạng và bảo an quốc thể được hòa bình.

Ngày nào toàn cả quần chúng, đồng bào biết giác ngộ, tu tỉnh hiệp nhứt tâm thực hành chủ nghĩa từ bi bác ái cho ra chơn tướng, thì nhơn sanh sẽ đặng chung hưởng mọi điều hạnh phúc, chẳng luận quốc dân nào, xã hội nào mà toàn cầu thế giới cũng được thọ hưởng cái hạnh phúc ấy.


( Trích Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp Qu.1 )







Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes